Cập nhật vào 04/09
Khác với nhà làm bằng bê tông, kết cấu nhà khung thép tiền chế sử dụng thép chịu lực. Tùy vào từng công trình mà có những yêu cầu khác nhau để sử dụng kết cấu phù hợp. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về kết cấu nhà thép và các yêu cầu trong thiết kế nhé.
Kết cấu nhà khung thép tiền chế
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực được tạo nên từ chất liệu thép. Loại kết cấu này được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Các phần chính trong kết cấu nhà thép tiền chế
- Khung chính (gồm kèo và cột) là cấu kiện tổ hợp tiết diện I, bề cao tiết diện không đổi.
- Kết cấu thứ yếu gồm có xà gồ, dầm tường, thanh chống đinh tường. Là các thanh thép đúc nguội có trọng lượng nhẹ, hình chữ Z, C hay dầm rỗng.
- Các tấm thép tường và tấm mái tạo hình bằng cán.
Cả kết cấu chính và thứ yếu của khung đều được đục lỗ, khoan, cắt và tạo hình trước khi chuyển đến công trình. Nhằm đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, cấu kiện được sản xuất tại nhà máy theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Hệ thống cấu kiện sẽ được gắn kết lại với nhau qua các bulong để tạo nên khung nhà.

Các cấu kiện cơ bản của khung nhà thép
- Móng trong nhà thép tiền chế cũng sử dụng bê tông cốt thép. Có thể dùng móng đơn, móng bè hay móng băng tùy thuộc theo tải trọng của công trình.
- Bulong móng sử dụng cho đường kính từ M22 và được đặt sẵn trong móng trước bước đổ bê tông. Đặt bulong cho móng rất quan trọng, cần độ chính xác cao. Đảm bảo cho việc lắp đặt cấu kiện dầm và cột diễn ra chính xác nhất.
- Cột có cấu tạo bằng thép ở dạng tròn hay chữ H.
- Dầm thường được dùng ở dạng chữ I.
- Vi kèo có chiều dài 30 – 50m, có dốc 5 – 15%, thể có ở dạng vòm hay chéo. Các dầm, cột và kèo sẽ được liên kết với nhau bởi các bulong.
- Xà gồ có rất nhiều loại, hình chữ U, C, Z,… Tiêu chuẩn về khoảng cách của xà gồ là 1 – 1.4m. Xà gồ liên kết với các vi kèo bởi các bulong thông qua bản mã hàn trên kèo.
- Mái tôn thường được lắp thêm lớp cách nhiệt hay bông thủy tinh để cách nhiệt và chống ồn.
- Tấm lợp lấy sáng dùng để lấy ánh sáng trời vào ban ngày nhằm tiết kiệm điện chiếu sáng.
- Cửa trời có chức năng thông gió và lấy ánh sáng.
- Thưng dùng để bao xung quanh nhà tính từ mái xuống tường. Có thể dùng tôn, tấm alu hoặc panel khổ lớn.
- Giằng nhằm tăng tính liên kết và ổn định cho hệ thống kết cấu khung.

Các yêu cầu trong thiết kế nhà khung thép tiền chế
Trong thiết kế và thi công khung thép tiền chế đòi hỏi độ chính xác cao. Đơn vị đảm nhiệm phải có kinh nghiệm và đáp ứng các yêu cầu sau.

Đảm bảo kiến trúc và tính thẩm mỹ
Kết cấu thép dễ dàng uốn cong để tạo hình. Vì thế, nó có thể đáp ứng tốt mọi ý tưởng về hình dáng của công trình. Mang lại tính thẩm mỹ cao cho các nhà xưởng hiện đại.
Đảm bảo khả năng chịu lực của khung thép
Trong thiết kế các kỹ sư cần tính đến tải trọng lên công trình: tải vật liệu, tải gió, hoạt tải sử dụng,… Từ đó đưa ra kết cấu phù hợp, đảm bảo tính chịu lực cũng như độ võng cho phép. Ngoài ra, còn phải tính đến trường hợp nâng tầng hay mở rộng diện tích trong tương lai.
Tối ưu vật liệu và chi phí cho nhà khung thép tiền chế
Công trình nhà khung thép đạt chuẩn không chỉ đảm bảo về kiến trúc và khả năng chịu lực. Nó còn được thiết kế phù hợp để tối ưu vật liệu và chi phí ở mức thấp nhất.
Tối ưu phương pháp vận chuyển và thi công
Các dự án nhà khung thép cần được tính toán kỹ về các biện pháp thi công. Tránh gây ảnh hưởng đến xung quanh cũng như các sự cố có thể xảy ra. Đặc biệt là nhà xưởng nằm gần các khu dân cư đông đúc.
Trên đây là những sơ lược về kết cấu nhà khung thép tiền chế. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn bao quát hơn trong việc xây dựng nhà xưởng khung thép.